Tầng sinh môn là gì? Cấu tạo, vai trò, chức năng

Tầng sinh môn được định nghĩa là vùng bề mặt giữa xương mu & xương cụt có ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, thường chỉ có phái nữ được quan tâm nhiều hơn mà nam giới hầu như không được để tâm tới. Nơi đây tưởng chừng không đóng vai trò gì trong cơ thể nhưng lại rất quan trọng trong quá trình sinh nở ở nữ giới.

Dưới đây là những điều mà chị em nên biết về tầng sinh môn để hiểu rõ hơn về bộ phận này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé !

Tầng sinh môn là gì?, Cấu tạo, vai trò, chức năng

Tầng sinh môn là một hệ thống các bộ phận sinh lý gồm các dây chằng, cân, cơ bịt dưới khung chậu trong cơ thể của người phụ nữ.

1. Tầng sinh môn nằm ở đâu

Vị trí của tầng sinh môn nằm giữa hậu môn và âm đạo, có chiều dài từ 3 – 5 cm,  nằm khuất ở phía dưới và được che khuất phần trên 2 đùi.

Vị trí tầng sinh môn

2. Cấu tạo

Như đã nói ở trên, tầng sinh môn bao gồm các phần mềm cân, cơ, dây chằng bịt lỗ nằm dưới khung chậu. Về cơ bản, tầng sinh môn có cấu tạo gồm 3 phần: tầng nông, tầng giữa và tầng sâu. Mỗi tầng sẽ được bao bởi một lớp cân và các cơ khác nhau.

Cấu trúc sàn chậu

  • Tầng nông: Gồm có 5 cơ (cơ hành ngang, cơ khít âm môn, cơ ngồi hang, cơ thắt hậu môn và cơ ngang nông). Chỉ có cơ thắt hậu môn nằm ở tầng sinh môn sau, với 4 cơ còn lại đều nằm ở tầng sinh môn trước.
  • Tầng giữa: Gồm cơ thắt niệu đạo và cơ ngang sâu. Hai cơ này đều nằm ở vị trí tầng sinh môn trước và được hai lá cân tầng sinh môn giữa bao bọc.
  • Tầng sâu: Gồm cơ ngồi cụt và cơ nâng hậu môn được hai lá cân tầng sinh môn sâu bao bọc.

3. Vai trò, chức năng

Tầng sinh môn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng đỡ, bảo vệ các cơ quan khác ở vùng chậu như: bàng quang, trực tràng, tử cung, âm đạo…. Mặt khác, nơi đây còn là cửa tiếp nhận tinh trùng vào thụ tinh và là nơi tiến hành các sinh hoạt tình dục ở nữ giới.

Vai trò quan trọng của tầng sinh môn

Đặc biệt, tầng sinh môn còn tham gia vào quá trình sinh nở của phụ nữ. Vào thời điểm sinh nở, bộ phận này sẽ sẽ giãn nở hết mức để đảm bảo em bé ra ngoài một cách dễ dàng và an toàn hơn.

Sự giãn mở cổ tử cung trong quá trình chuyển dạ

Với những chị em sinh con lần đầu, nếu tầng sinh môn không giãn nở đủ tốt sẽ rất dễ bị tổn thương và thậm chí bị rách. Điều này, không chỉ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, tính thẩm mỹ mà còn làm giảm chất lượng tình dục ở phụ nữ. Từ đó, tác động xấu đến cuộc sống hạnh phúc gia đình.

Khâu phục hồi tầng sinh môn sau khi sinh

Tại sao khi sinh lại rạch tầng sinh môn

Mặc dù với việc sinh thường tầng sinh môn sẽ tự giãn nở rộng các cơ để thai nhi chui ra ngoài. Nhưng có nhiều trường hợp bác sĩ phải rạch tầng sinh môn khi sinh thường. Trong đó, phải kể đến các trường hợp như:

  • Thai nhi có trọng lượng lớn, đầu quá to.
  • Viêm âm đạo, co bóp tử cung yếu.
  • Tầng sinh môn không linh hoạt, giãn nở không tốt làm quá trình sinh nở gặp nhiều khó khăn.

Mô phỏng vị trí rạch tầng sinh môn khi sinh thường

Để xử lý những trường hợp này, bác sĩ buộc phải tiến hành rạch tầng sinh môn để thai nhi nhanh chóng ra đời. Đồng thời, giúp sản phụ tránh được việc bị rách tầng sinh môn do rặn đẻ. Bởi các vết khâu do bị rách không thể đạt được mức độ thẩm mỹ cao như vết khâu khi bác sĩ chủ động rạch tầng sinh môn.

Những hệ lụy sau khi rạch tầng sinh môn

Thủ thuật rạch tầng sinh môn khi sinh hiện đang là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất để giúp cho quá trình sinh thường được diễn ra thuận lợi. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà vết rạch tầng sinh môn có thể to/nhỏ hoặc nông/sâu khác nhau. Khi bé đã được chào đời và quá trình sinh nở hoàn tất, vết rạch tầng sinh môn sẽ được bác sĩ khâu lại.

Tuy nhiên, điều đáng nói là vết rạch ấy sẽ kéo theo khá nhiều hệ lụy, nhất là trong trường hợp vết thương không được sản phụ chăm sóc đúng cách & cẩn thận khiến cho:

Vết thương đau kéo dài và lâu lành: vết rạch sẽ gây nên cảm giác vô cùng đau đớn, khó chịu trong thời gian dài cho người phụ nữ.

Dễ bị nhiễm trùng: do tầng sinh môn nằm gần âm đạo và hậu môn – nơi dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu vệ sinh không sạch sẽ và cẩn thận, những tác nhân có hại này sẽ tấn công và gây nhiễm trùng vết thương với dấu hiệu sưng đỏ, phù nề, nóng, đau rát, sốt cao,…

Để lại sẹo lồi, sẹo cứng, sẹo xấu: khi sinh con, việc cần ưu tiên hàng đầu là sức khỏe của người mẹ. Vì thế, bác sĩ sẽ không quá tập trung vào yếu tố thẩm mỹ mà sẽ tiến hành cầm máu, phục hồi các chấn thương hoặc xử lý các biến chứng và sự cố liên quan đến sản phụ xảy ra trong ca sinh nở. Do đó, nếu khâu kém, vết khâu tầng sinh môn sẽ rất dễ để lại sẹo xấu khiến người phụ nữ cảm thấy tự ti, mặc cảm về bản thân mỗi khi giao hợp với bạn đời.

Làm thế nào để giảm nguy cơ phải cắt/rạch tầng sinh môn?

  • Chuẩn bị sức khỏe thật tốt cho cuộc sinh nở gần kề, đi bộ nhiều & hạn chế ngồi nhiều trong thời gian mang thai
  • Tập các bài tập Kegel trong suốt thai kỳ
  • Thường xuyên massage đáy chậu 6 – 8 tuần trước ngày dự sinh
  • Tập trung hết sức và rặn trong khoảng 5 – 7 giây và nghỉ thư giãn (thay vì cố sức rặn trong 10 giây khi mà bạn đang cần giữ hơi)
  • Hãy nhờ bác sĩ hoặc nữ hộ sinh giữ chặt đáy chậu của bạn khi đầu của em bé vừa ra ngoài để bé không xổ ra quá nhanh gây rách tầng sinh môn.

Tuy nhiên, việc có thực hiện phương pháp này hay không sẽ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và bác sĩ sẽ là người quyết định trong quá trình sinh hoặc trong phòng sinh khi đầu em bé vừa ra ngoài. Vì cách này cũng khá phổ biến và đôi khi là vô cùng cần thiết nên bạn cũng đừng quá lo lắng nếu phải cắt tầng sinh môn nhé.

Hiện nay, khâu thẩm mỹ tầng sinh môn đang được xem là giải pháp hoàn hảo nhất giúp chị em phụ nữ sau sinh làm đẹp lại vùng kín, phục hồi chức năng sinh lý, lấy lại cảm giác thăng hoa & giữ lửa hạnh phúc gia đình.

Đây là một tiểu phẫu đơn giản, do được gây tê tại chỗ nên bạn hoàn toàn không có cảm giác đau hay khó chịu. Tiểu phẫu này không những đáp ứng về mặt thẩm mỹ mà còn cải thiện được độ đàn hồi, không làm ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý ở nữ giới và các bộ phận xung quanh. Chính vì vậy, nhiều chị em đã chủ động tìm đến các biện pháp thẩm mỹ hiện đại để tân trang lại vùng kín.

Tuy nhiên, bạn cần tham khảo thông tin, địa chỉ uy tín và hãy thật sáng suốt trước khi quyết định tham gia dịch vụ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao trong quá trình tiến hành thủ thuật, tránh quá tin vào những lời quảng cáo đường mật để rồi “tiền mất tật mang, ân hận cả đời”.

Cách chăm sóc tầng sinh môn sau sinh chóng lành

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh như thế nào? Sau sinh bao lâu thì vết khâu tầng sinh môn lành?  là câu hỏi được chị em quan tâm rất nhiều mỗi khi nhắc đến những vấn đề xoay quanh dịch vụ. Để vết thương tầng sinh môn nhanh lành và có độ thẩm mỹ cao. Bác sĩ khuyên, chị em cần có một chế độ chăm sóc đúng cách và hiệu quả. Cụ thể:

  • Giữ vùng vết khâu khô ráo và sạch sẽ
  • Nên rửa vùng này nhanh và lau khô nhẹ nhàng, cẩn thận từ trước ra sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng từ hậu môn
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn và chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng
  • Thực hiện các bài tập sàn khung chậu thường xuyên hơn để giúp máu lưu thông và thúc đẩy nhanh lành vết thương
  • Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để tránh táo bón
  • Thay đổi băng vệ sinh thường xuyên và đảm bảo không làm tổn thương đến vết khâu vùng này

Bài tập hồi phục tầng sinh môn

Tập sàn chậu đúng cách sau sinh giúp cải thiện khả năng sinh lý

Điều quan trọng nhất là bạn cần nghỉ ngơi thật nhiều và có thể di chuyển xung quanh nhà để tăng lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn giúp vết khâu mau lành hơn.

Nếu chăm sóc cẩn thận và không xuất hiện biến chứng nào thì tầng sinh môn sẽ tự lành sau 2 – 3 tuần. Sau 1 tháng, sẽ ổn định và phục hồi cảm giác.

Như vậy, sau sinh nở, không chỉ riêng em bé mới cần được quan tâm mà cơ thể mẹ ( đặc biệt là khu vực tầng sinh môn ) cũng cần chăm sóc thật kỹ lưỡng. Vì thế, nếu mẹ có nhu cầu tham vấn về các giải pháp may tầng sinh môn sau sinh an toàn, hiệu quả với đội ngũ BÁC SĨ CHUYÊN KHOA SẢN – PHÒNG KHÁM SẢN Y KHOA DIAMOND xin vui lòng liên hệ trực tiếp về số Hotline 0909 45 06 45 để được chuyên gia hỗ trợ tư vấn trực tiếp.