Bạn biết gì về són tiểu?
Són tiểu không phải là bệnh do lớn tuổi gây ra.
Són tiểu không phải là tất yếu xảy ra sau sanh mà có thể có bệnh thực sự.
50 triệu người trên thế giới bị són tiểu.
Cứ 10 phụ nữ 20-55 tuổi có 1-3 người bị són tiểu.
20%-50% người bị són tiểu mức độ nặng.
Són tiểu gây xấu hổ, thiếu tự tin do mất vệ sinh, gây mùi khó chịu.
Són tiểu có thể chữa khỏi thay vì âm thầm chịu đựng trong chịu nhiều năm.
Dạng són tiểu nào thường xảy ra phổ biến nhất ở phụ nữ?
Những thói quen nào làm tình trạng són tiểu trở nên nặng hơn?
Đi vệ sinh ngay cả khi không có dấu hiệu buồn tiểu.
Tác động 1 lực ép mạnh ở bụng để chắc chắn không còn nước tiểu sót lại sau khi tiểu tiện.
Những người thường xuyên bị táo bón và căng thẳng.
Việc thư giãn các cơ sàn chậu để quá trình tiểu tiện diễn ra trơn tru là vô cùng quan trọng
Cách điều trị són tiểu hiệu quả
Bệnh có thể điều trị bằng:
Thuốc
Bài tập phục hồi chức năng cơ đáy chậu
Hoặc điều trị són tiểu với máy trị liệu thông minh thế hệ mới ( liệu pháp điều trị an toàn hiệu quả nhất hiện nay )
Câu chuyện thành công
Són tiểu xảy ra ở mọi lứa tuổi và tôi đã sống chung với nó trong thời gian rất dài…
Bất cứ sự chuyển động nào gây áp lực lên bàng quang dù rất nhỏ cũng làm tôi bị són tiểu. Thật khó khăn để sống năm này qua năm khác với tình trạng này.
Năm 1999 tôi được bác sĩ thông tin về phương pháp điều trị mới. Tôi quyết định điều trị theo phương pháp này ngay cả khi tôi đã 71 tuổi, tôi nghĩ nó đáng để thử. Điều trị xong, tôi cảm thấy như được mang lại một cuộc sống mới. Điều đó chứng minh rằng đây là hy vọng cho những người sống chung với “són tiểu” như chúng tôi.
“Nếu càng nhiều người bị són tiểu được giúp đỡ vào những năm sớm hơn trong cuộc đời thì sẽ càng ít người phải giải quyết nó vào những năm sau đó”
Nguồn: Fletcher
Hỏi – Đáp về chứng són tiểu
1. Khách hàng đặt câu hỏi: Vì sao phụ nữ lại bị són tiểu?
* Bác sĩ Từ Dũ trả lời:
Phụ nữ bị són tiểu gấp ba lần nam giới do có liên quan đến mang thai, sanh nở và mãn kinh:
Sanh nhiều lần.
Sanh con to.
Sanh hút, sanh kềm.
Sanh có rách cửa mình nhiều.
Có mổ cắt tử cung, mổ sa sinh dục trước đó.
Mãn kinh.
Các yếu tố nguy cơ khác:
Béo phì.
Cao huyết áp.
Tiểu đường.
Nhiễm trùng tiểu.
Táo bón, ho kéo dài.
Uống nhiều nước, cà phê, bia, rượu.
Hút thuốc lá.
Một số thuốc uống điều trị bệnh khác.
Xạ trị vùng chậu, chấn thương cột sống.
2. Khách hàng đặt câu hỏi: Tôi phải làm gì khi bị són tiểu?
* Bác sĩ Từ Dũ trả lời:
Tùy vào mức độ són tiểu, mà các bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp theo từng nguyên nhân gây ra bệnh mà bạn đang gặp phải.
Song song đó, việc kết hợp tập luyện cơ sàn chậu cũng sẽ mang lại những hiệu quả nhất định giúp giảm thiểu tình trạng són tiểu của bạn.
Bên cạnh tập luyện và điều trị, việc giữ vệ sinh để ngăn ngừa các nguy cơ nhiễm trùng khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn cũng cần được chú ý.
Cân nhắc
Các bác sĩ khuyến cáo: “Nếu cảm thấy tình trạng són tiểu đang ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn & lên phác đồ điều trị hiệu quả, phòng khi bệnh chuyển biến xấu đi gây nguy hại đến sức khỏe”.
Hoặc gọi ngay đến số Hotline: 0909.45.06.45 để được hỗ trợ tận tình từ đội ngũ bác sĩ Từ Dũ trong thời gian sớm nhất !
THẨM MỸ DIAMOND – NƠI BẠN ĐẶT NIỀM TIN
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: