Lão hóa tuổi sinh học & ứng dụng tế bào gốc để trẻ hóa cơ thể

Tuổi thọ của con người được tính qua số năm đã sống từ khi sinh ra. Tuy nhiên, một độ tuổi khác liên quan đến lối sống và các yếu tố di truyền bạn có thể nghĩ tới đó chính là tuổi sinh học. Khi tuổi sinh học có vấn đề, tức là cơ thể bạn đang bị suy giảm chức năng và lão hoá. tuổi sinh học của mỗi người khác nhau, cùng 50 tuổi nhưng có người vẫn còn sức vóc của tuổi 40, nhưng cũng có người đã có thể trạng của một người 60.

lão hóa tuổi sinh học

Làm sao xác định được tuổi sinh học?

Để xác định tuổi sinh học, có nhiều chỉ số sức khỏe cần được đánh giá như huyết áp, khả năng thở, và số lượng các dấu hiệu sinh hóa nhất định trong máu, bao gồm hemoglobin, cholesterol, creatinine, phosphat kiềm, albumin và protein phản ứng C.

Nhận biết lão hoá tuổi sinh học

Khi tuổi sinh học có vấn đề, đồng nghĩa với việc bạn đang lão hóa, cơ thể bị suy giảm chức năng, chính sự suy giảm này sẽ ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của sức khỏe và ngoại hình. Sự thay đổi này bắt đầu từ khoảng giữa năm 20 đến 30 tuổi.

Sự lão hóa tỷ lệ thuận với sự tăng lên của tuổi sinh học. Có những người 30 tuổi nhưng tuổi sinh học của họ lại đến 40-50 tuổi (lão hóa sớm). Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc sức khỏe, một người 50 tuổi nhưng mô và các cơ quan chức năng vẫn hoạt động tốt, thể lực dồi dào như người 30-40 tuổi.

Thực tế, chỉ có khoảng 20% tỷ lệ lão hóa có thể bị đổ lỗi cho di truyền, còn 80% còn lại dựa trên các yếu tố môi trường, lối sống, chế độ chăm sóc sức khỏe mà bạn hoàn toàn có thể kiểm soát.

lão hóa tuổi sinh học

Lão hoá tuổi sinh học được nhiều người quan tâm

Các yếu tố sinh học gây ra sự lão hoá

Nhìn từ góc độ sinh học, cơ thể con người lão hóa ở các tốc độ khác nhau tùy theo yếu tố di truyền và môi trường sống. Các khiếm khuyết nhỏ trong ADN và tế bào con người bắt đầu phát sinh một số lỗi và từ đó chúng dần tích tụ đến mức độ nào đó thì mô bị phá hủy.

Aubrey De Grey – một trong những nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tuổi thọ con người, cho rằng có “7 nhân tố sinh học” chịu trách nhiệm phần lớn cho sự hư tổn tế bào, gây ra sự lão hóa và từ đó gây ra một loạt chứng bệnh liên quan đến tuổi già:

Nhân tố 1: Các tế bào ở một bộ phận không được tái tạo đủ nhanh

Nhân tố 2: Tình trạng các tế bào tự phân bào không kiểm soát được như xảy ra ở trường hợp ung thư

Nhân tố 3: Tình trạng các tế bào lẽ ra đã đến lúc chết thì lại không chết vốn là một nguyên nhân khác gây ra ung thư

Nhân tố 4: Sự tổn hại mã ADN của cơ quan sản xuất năng lượng nhỏ trong các tế bào được gọi là ti thể

Nhân tố 5: Sự tích tụ các vật chất thải ra bên trong tế bào

Nhân tố 6: Các chất thải tích tụ bên ngoài tế bào

Nhân tố 7: Sự xơ cứng cấu trúc hàng rào lưới bên ngoài tế bào (ngoại bào) vốn cho phép các mô có độ co giãn, linh hoạt.

Sống lâu và trẻ hoá trước tuổi là mơ ước của nhiều người. Nhưng vấn đề quan trọng là làm thế nào để sống lâu và chống già trước tuổi?

Như một quy luật tự nhiên, lão hoá sẽ không “bỏ qua” 1 ai & không có ai có thể trẻ mãi. Tuy nhiên cơ thể mỗi người ai cũng phát triển theo đúng tuổi thật. Tuổi sinh học vì thế mà tuỳ thuộc vào di truyền, chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt hằng ngày.

lão hóa tuổi sinh học

Trong cuộc sống nếu chúng ta tích lũy sai lầm quá nhiều sẽ dẫn đến già trước tuổi và nhiều bệnh xuất hiện sớm hơn so với tuổi sinh học. Ví dụ như:

  • Người hút thuốc lá, da sẽ mau nhăn hơn so với người không hút thuốc cùng tuổi và giới. 
  • Người làm việc ngoài trời, thường phơi da ra ánh nắng gay gắt thì da sẽ lão hóa sớm hơn. 
  • Người hay lo âu, stress nhiều sẽ mau già hơn so với người sống lạc quan.
  • Người có chế độ ăn hợp lý và thường xuyên hoạt động thể lực sẽ hạn chế bị mất cơ và loãng xương nên sẽ trẻ khỏe lâu.

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của sự lão hóa là thay đổi của da và tóc. Da mất dần lớp mỡ dưới da và tuyến nhờn làm da khô hơn, giảm tính đàn hồi, dễ bị nhăn, đặc biệt là vùng quanh mắt. Da xuất hiện những đốm đồi mồi do sự tích tụ của sắc tố melanin. Tóc mất dần sắc tố và chuyển sang hoa râm.

Thành phần cơ thể cũng thay đổi: Giảm khối xương, giảm khối cơ, giảm nước và tăng khối mỡ. Khoảng 35 tuổi ở cả nam và nữ, xương sẽ mất dần canxi và giảm mật độ có thể gây loãng xương. Đốt sống bị mỏng cũng làm giảm chiều cao. Sự hóa vôi đốt sống làm thay đổi dáng của cột sống, cột sống trở nên cứng hơn. Do đó, khi có tuổi người ta thường thấp đi, lưng khòm hơn, dáng đi giảm sự uyển chuyển, kém linh hoạt. 

Sự teo cơ khi có tuổi cũng làm giảm độ chắc cơ và sức cơ. Ngược lại, sự tích mỡ tăng lên và thường tập trung ở vùng bụng không chỉ làm mất vòng eo thon thả thời thiếu nữ, vòng bụng rắn chắc thời thanh niên của đấng mày râu mà còn là nguy cơ của các căn bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa mỡ. Bên cạnh đó, các hoạt động trí não, hoạt động của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa bên trong cơ thể cũng thay đổi dễ dẫn đến các bệnh lý khi có tuổi.

Ứng dụng tế bào gốc để trẻ hoá cơ thể như thế nào?

lão hóa tuổi sinh học

Tế bào gốc là tế bào mầm, tế bào nguyên thủy hay tế bào nền móng là loại tế bào có thể tạo ra tất cả các loại tế bào trong cơ thể. Một trong những đặc tính đầy tiềm năng của tế bào gốc là chúng không chỉ chữa trị nhiều bệnh và vết thương, mà còn được cho là có khả năng chống lại sự lão hóa.

Trong cơ thể con người khi sinh ra có khoảng 6 tỷ tế bào gốc, nhưng do thời gian, tế bào gốc đó suy giảm nhiều về số lượng do phải tái tạo tế bào bị tổn thương và cũng có sự lão hóa tế bào gốc. Đối với người trưởng thành 20 tuổi lượng tế bào gốc trong cơ thể còn khoảng 1 tỷ. Nhưng đến tuổi 50 chỉ còn khoảng 300 triệu tế bào gốc. Như vậy, tất yếu người trưởng thành sẽ nhanh lành vết thương, tổn thương hơn so với người già…. Vì vậy, chúng ta cần phải cung cấp tế bào gốc cho cơ thể, mà phương pháp tăng sinh tế bào gốc tối ưu nhất chính là tự sinh ra từ trong chính cơ thể – tế bào gốc nội sinh.

Khi các tế bào và các mô bị tổn thương thoái hóa do bất kỳ nguyên nhân nào, tế bào gốc được huy động đến để sửa chữa hoặc tái tạo tế bào mới để thay thế tế bào chết, lập lại chức năng bình thường của tổ chức, cơ quan đó. Việc kích hoạt và tăng sinh tế bào gốc nội sinh trong cơ thể nhằm cung cấp cho các mô một lượng lớn tế bào trẻ giúp thay thế tái tạo các các tế bào và mô cơ quan bị tổn thương.

Các tế bào được đưa trở về lại tình trạng khi cơ thể còn trẻ, nhờ đó cải thiện đáng kể khả năng tái tạo của các mô hay các bộ phận cơ thể suy yếu, giúp nhanh chóng làm lành các tổn thương gây ra bởi tai nạn, bệnh tật hay do chính quá trình lão hoá và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

lão hóa tuổi sinh học

Chúng ta hoàn toàn có hy vọng rằng nếu ai đó được điều trị tế bào gốc khi 60 tuổi sẽ trở về tuổi 50 về mặt sinh học.

Lão hóa là quá trình xảy ra tự nhiên, không ai có thể trẻ mãi. Chúng ta không thể đạt bất cứ điều gì trong cuộc sống nếu như không có sức khỏe hay bị bệnh tật. Do đó chúng ta cần hạn chế tích lũy sai lầm trong cuộc sống, chăm sóc tốt cho bản thân ở mỗi giai đoạn phát triển của con người và giai đoạn trước sẽ là tiền đề cho giai đoạn sau. Đó là cách để cơ thể luôn khỏe mạnh và đầy đủ năng lượng để làm tất cả những gì mình muốn.

Để gìn giữ sắc đẹp, bạn cần phải lưu ý đến rất nhiều yếu tố. Hãy để làn da của mình được chăm sóc kỹ càng hơn một chút, dành nhiều thời gian cho da hơn một chút. Tuổi đôi mươi có thể bạn đã “bạc đãi” làn da của mình, nhưng chúng sẽ không khỏe mãi để rong ruổi cùng bạn. Đã đến lúc chúng ta phải bảo vệ cũng như chăm sóc làn da của mình tốt hơn, đừng để quá trễ vì các dấu hiệu lão hóa sẽ không loại trừ chúng ta.

Thẩm Mỹ Diamond cung cấp cho bạn những phương pháp làm đẹp, đi đầu thông điệp “trở về tuổi 30”, sử dụng những phương pháp hiện đại nhất, không mất quá nhiều thời gian, đội ngũ bác sĩ tư vấn tận tình, chi phí hợp lý,… để mang lại cho bạn một làn da tươi trẻ hơn. Nếu bạn đang lo lắng các vấn đề về da của cơ thể hãy gọi cho chúng tôi theo Hotline 0909 45 06 45 để được tư vấn kỹ hơn về tình trạng da của bạn nhé!